Skip to main content

Bệnh lý viêm gân cơ vai

Gân và cơ là những phần mềm xung quanh khớp vai. Khi những bộ phận này bị tổn thương sẽ gây nên tình trạng viêm gân cơ vai. Người bệnh có cảm giác đau phần mềm ở vai và đau nhiều hơn khi vận động và xoay vai. Vậy thì viêm gân cơ vai là gì và có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của chúng ta?


Viêm gân cơ vai là gì?


Là tình trạng đau, tổn thương dẫn tới viêm phần mềm (gân, cơ) ở xung quanh khớp vai làm hạn chế vận động trong khi khớp và sụn vai vẫn hoàn toàn lành lặn.

Nguyên nhân gây viêm gân cơ vai:


Các yếu tố gây tổn thương gân, cơ là nguyên nhân của bệnh.

– Viêm cơ, viêm gân do tuổi tác (thoái hóa, lão hóa, vôi hóa ở người lớn tuổi).

– Chấn thương phần mềm vùng vai do va đập, do vận động quá sức, vận động sai tư thế như: đứt gân, đau cơ…

– Do các tình trạng bệnh lý khác như thần kinh, tim mạch…

– Do thời tiết quá ẩm, quá lạnh.

Các thể trạng của bệnh:


– Đau vai đơn thuần: đau sau khi vận động, đau cơ học nhẹ âm ỉ.

– Đau vai cấp: đau vai theo cơn đột ngột và dữ dội, có thể bị sưng cơ.

– Giả liệt khớp vai: đau rất dữ dội, hạn chế vận động.

– Cứng khớp vai: đau cơ học, khó thực hiện vận động hầu hết các động tác thông thường.

Cách điều trị bệnh:


Nguyên tắc điều trị là khắc phục các triệu chứng của bệnh. Các thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm gân cơ vai là:
– Thuốc giảm đau (paracetamol, tylenol…): hạn chế nhanh các cơn đau để tránh khó chịu cho người bệnh.

– Thuốc chống viêm (piroxicam, diclofenac, meloxicam…): ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm để tránh bệnh nặng nhanh, gây biến chứng.

– Thuốc corticoid: có tác dụng chữa viêm đau khớp và quanh khớp. Thường dùng khi bệnh có nguy cơ biến chứng. Thuốc dùng để tiêm và có tác dụng nhanh chóng nhưng không được tự ý sử dụng bừa bãi.

– Thuốc ngăn ngừa thoái hóa (glucosamin, artrodar…): trong trường hợp viêm gân cơ vai do gân, cơ bị thoái hóa thì sử dụng các thuốc này có tác dụng ngăn ngừa bệnh lâu dài.

– Vật lí trị liệu, phục hồi chức năng: thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng theo chỉ định của bác sĩ giúp cho cơ và gân hoạt động bình thường sau chấn thương hoặc vận động quá sức.

Tùy vào tình trạng bệnh ở thể nào, mà các bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp để chữa bệnh viêm gân cơ vai hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Nếu bệnh kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ để thay đổi phương pháp khác.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà có cách phòng tránh như sau:


– Chế độ dinh dưỡng hợp lí, chống lão hóa ở người trên 50 tuổi.

– Nghỉ ngơi sau khi vận động nhiều, tránh làm một động tác quá sức nhiều lần như nhấc vai, xoay vai…

– Tránh các va đập mạnh.

– Chữa trị triệt để các bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Giữ ấm cho cơ thể, điều hòa môi trường sống.

– Kiểm tra sức khỏe cơ xương khớp định kỳ để phát hiện sớm các tình trạng bệnh lí.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Comments

Popular posts from this blog

Đau mu bàn chân

Khi xác định bị đau mu bàn chân thì dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức thì dù lúc này chườm lạnh làm bạn hơi khó chịu. Nhưng nếu chúng ta chườm nóng sẽ làm khớp sưng to hơn và rất lâu mới xẹp.  Bạn bị đau nhức bó cơ mu bàn chân, cảm nhận được cơn đau từ các gân và thớ cơ mu bàn chân thì có thể bạn bị bong gân hoặc một số chấn thương tác động gây đau cơ gân mu bàn chân. Chườm lạnh bằng cách dùng nước đá đập thành cục nhỏ, cho vào túi nylon, đặt túi nước đá này lên vùng bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp khăn mỏng. Mục tiêu là tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh. (Xem hướng dẫn chữa bong gân tại đây: Cách xử lý nhanh khi bị bong gân) Lưu ý: Tuyệt đối không xoa bóp bất kỳ thứ gì dù là mật gấu chính danh. Các phương pháp dân gian như chườm lá, bóp muối… là nên tránh. Băng ép bằng cách dùng băng thun băng nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá. Một số chấn thương có thể khiến xương bàn chân bị rạn, gãy xương gâ...

Viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính

Đối tượng thường bị viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính là ở tuổi 20 – 50 và chủ yếu là ở nam giới. Do vi khuẩn gram âm Campylobacter jejuni, bệnh thường xuất hiện sau 1 – 3 tuần của giai đoạn nhiễm trùng. Ngoài ra còn có 1 số tác nhân khác gây bệnh như: virus herpes, cytomegalovirus, sởi, hồng ban, quai bị, thủy đậu, hoặc do sau tiêm chủng, phẫu thuật. Theo sinh bệnh học: viêm đã rễ và dây thần kinh mắc phải do tự miễn. Trong huyết thanh của bệnh nhân trước đó nhiễm vi khuẩn Campylobacter jejuni. IgG, IgM ở dây thần kinh bị viêm dưới kính hiển vi điện tử, bổ thể C3,C4 trong huyết thanh giảm có chứa kháng thể GM1 (monosialogonglia side), GD1a, GD1b, Gal Nac-GD1a. Các tế bào IL -37, IL -17 A, IFN gamma, TNF alpha trong huyết thanh, trong dịch não tủy tăng IL-37, IL-17A tiền viêm được giải phóng có chứa nhiều cytokine. Những bệnh nhân có bệnh lý viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính thường là các tổn thương thoái hoá bao myelin, phân hoá bao Schawann, nút Ranvier, các sợi trục và tổn ...