Skip to main content

Phương pháp hạn chế đau thắt lưng

Bệnh đau thắt lưng có nhiều người mắc phải hiện nay nhưng không phải  ai cũng giống ai. Đau lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí như đau lưng trên, đau lưng dưới, bệnh đau thắt lưng…Mỗi một vị trí đau là cần một phương pháp điều trị khác nhau nên bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ để tìm ra cách chữa đúng đắn.Trong đó đau vùng thắt lưng là một bệnh phổ biến nhất trong những bệnh lý cơ xương khớp. Hầu hết mọi người đều có thể bị đau thắt lưng. 


Dấu hiệu giúp nhận biết và chuẩn đoán đau vùng thắt lưng cấp:


Khi khám lâm sàng, ấn tượng chính là tư thế sai lệch còn cản trở vận động của cột sống thắt lưng. Động tác cúi gập chân không thể thực hiện được nếu có chăng chỉ là do các khớp háng khi cột sống đã bị cứng.

Bệnh nhân chỉ có thể chuyển từ tư thế nằm trên giường sang tư thế đứng thẳng bằng một động tác lăn theo phía bên, dùng mông làm điểm xoáy khi khám ấn và gõ vào chỗ đau trên những gai của cột sống thắt lưng dưới.

Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và nếu nâng lên khỏi mặt giường sẽ làm đau tăng lên ở vùng thắt lưng – cùng.

Về tư thế sai lệch, tuỳ theo vị trí tổn thương, có thể là tư thế duỗi cố định lưng, ưỡn cột sống quá sức, cúi khom lưng ra trước hoặc dáng đi đứng vẹo nghiêng sang bên.

Ở tư thế bớt trọng tải cho cột sống, chân co nhẹ cho khớp háng và khớp gối thì phần lớn bệnh nhân hết đau và tư thế lệch chống đau cũng biến mất. Hội chứng đau cơ xơ hóa http://coxuongkhoppcc.com/hoi-chung-dau-co-xo-hoa.html

Thông thường những người trẻ tuổi dễ bị đau thắt lưng bởi vì ở họ những yếu tố gây xáo động trong đĩa đệm xuất hiện sớm nhất.

Lúc đầu cơn đau xuất hiện trong thời gian ngắn và sau đó co xu thế tự lui bệnh. Nhưng đối với những lần sau đó thì khó có thể nói trước là nó có thể tự khỏi được hay không.

Đối với lứa tuổi thanh niên hoặc trung niên, cơn đau thắt lưng cấp có thể là triệu trứng lâm sàng duy nhất của thoái hoá đĩa đệm.

Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thường thấy hội chứng đĩa đệm thắt lưng mãn tính tái phát, sau một quá trình tiến triển bao giờ cũng trở lại hội chứng đau vùng xương cùng và đau dây thần kinh hông to.


Một số mẹo nhỏ để phòng tránh đau thắt lưng:


Hạn chế việc ngồi liên tục trong một thời gian dài bằng cách đứng lên đi lại mỗi 30 phút.

Nên đặt điện thoại ở góc phòng xa chỗ ngồi, đứng gọi điện thoại.

Thay đổi tư thế thường xuyên khi đứng trao đổi, thảo luận lâu.

Một số điều không nên:


Hạn chế thời gian ngồi. Nên đặt tay lên bàn khi ghế không tay tựa hay thiếu chỗ dựa

Không nên ngồi lom khom

Không nên ngồi vẹo sang bên

Không nên đứng cúi thắt lưng thẳng gối trong thời gian dài

Một số điều nên:


Đi giày đế bằng

Đặt điện thoại ở góc phòng xa chỗ ngồi, đứng gọi điện thoại

Hãy đứng khi có thể, đi lại mỗi 30 phút

Thường xuyên thay đổi tư thế để vận động lưng, thắt lưng, bảo vệ cột sống và giúp các cơ hoạt động

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Comments

Popular posts from this blog

Đau mu bàn chân

Khi xác định bị đau mu bàn chân thì dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức thì dù lúc này chườm lạnh làm bạn hơi khó chịu. Nhưng nếu chúng ta chườm nóng sẽ làm khớp sưng to hơn và rất lâu mới xẹp.  Bạn bị đau nhức bó cơ mu bàn chân, cảm nhận được cơn đau từ các gân và thớ cơ mu bàn chân thì có thể bạn bị bong gân hoặc một số chấn thương tác động gây đau cơ gân mu bàn chân. Chườm lạnh bằng cách dùng nước đá đập thành cục nhỏ, cho vào túi nylon, đặt túi nước đá này lên vùng bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp khăn mỏng. Mục tiêu là tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh. (Xem hướng dẫn chữa bong gân tại đây: Cách xử lý nhanh khi bị bong gân) Lưu ý: Tuyệt đối không xoa bóp bất kỳ thứ gì dù là mật gấu chính danh. Các phương pháp dân gian như chườm lá, bóp muối… là nên tránh. Băng ép bằng cách dùng băng thun băng nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá. Một số chấn thương có thể khiến xương bàn chân bị rạn, gãy xương gâ...

Viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính

Đối tượng thường bị viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính là ở tuổi 20 – 50 và chủ yếu là ở nam giới. Do vi khuẩn gram âm Campylobacter jejuni, bệnh thường xuất hiện sau 1 – 3 tuần của giai đoạn nhiễm trùng. Ngoài ra còn có 1 số tác nhân khác gây bệnh như: virus herpes, cytomegalovirus, sởi, hồng ban, quai bị, thủy đậu, hoặc do sau tiêm chủng, phẫu thuật. Theo sinh bệnh học: viêm đã rễ và dây thần kinh mắc phải do tự miễn. Trong huyết thanh của bệnh nhân trước đó nhiễm vi khuẩn Campylobacter jejuni. IgG, IgM ở dây thần kinh bị viêm dưới kính hiển vi điện tử, bổ thể C3,C4 trong huyết thanh giảm có chứa kháng thể GM1 (monosialogonglia side), GD1a, GD1b, Gal Nac-GD1a. Các tế bào IL -37, IL -17 A, IFN gamma, TNF alpha trong huyết thanh, trong dịch não tủy tăng IL-37, IL-17A tiền viêm được giải phóng có chứa nhiều cytokine. Những bệnh nhân có bệnh lý viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính thường là các tổn thương thoái hoá bao myelin, phân hoá bao Schawann, nút Ranvier, các sợi trục và tổn ...

Bệnh lý viêm gân cơ vai

Gân và cơ là những phần mềm xung quanh khớp vai. Khi những bộ phận này bị tổn thương sẽ gây nên tình trạng viêm gân cơ vai. Người bệnh có cảm giác đau phần mềm ở vai và đau nhiều hơn khi vận động và xoay vai. Vậy thì viêm gân cơ vai là gì và có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của chúng ta? Viêm gân cơ vai là gì? Là tình trạng đau, tổn thương dẫn tới viêm phần mềm (gân, cơ) ở xung quanh khớp vai làm hạn chế vận động trong khi khớp và sụn vai vẫn hoàn toàn lành lặn. Nguyên nhân gây viêm gân cơ vai: Các yếu tố gây tổn thương gân, cơ là nguyên nhân của bệnh. – Viêm cơ, viêm gân do tuổi tác (thoái hóa, lão hóa, vôi hóa ở người lớn tuổi). – Chấn thương phần mềm vùng vai do va đập, do vận động quá sức, vận động sai tư thế như: đứt gân, đau cơ… – Do các tình trạng bệnh lý khác như thần kinh, tim mạch… – Do thời tiết quá ẩm, quá lạnh. Các thể trạng của bệnh: – Đau vai đơn thuần: đau sau khi vận động, đau cơ học nhẹ âm ỉ. – Đau vai cấp: đau vai theo cơn đột ngột và d...