Viêm gân là một trong những tình trạng tổn thương gân phổ biến và có rất nhiều người mắc phải. Nếu không được điều trị dứt điểm, viêm gân có thể gây teo cơ, đứt gân và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi vận động như ban đầu của người bệnh. Những thông tin tổng hợp được sau đây sẽ giúp mọi người nhận biết bệnh viêm gân cổ tay, chân và đầu gối. Từ đó, có cách xử lý nhanh chóng và kịp thời nếu chẳng may gặp phải.
Viêm gân là gì?
Gân có đặc tính mềm dẻo và đàn hồi dính cơ với xương và có vai trò vận chuyển lực của cơ đến khớp để thực hiện vận động. Khi gân bị viêm hoặc kích ứng sẽ gây ra những cơn đau. Các vị trí dễ bị viêm gân là khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm gân là do các hoạt động quá mức, chấn thương, cử động sai tư thế và đột ngột, cử động sai tư thế và đột ngột, vi chấn thương, các bệnh lý như thoái hóa gân ở người cao tuổi, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa…
Bệnh viêm gân không chỉ gặp nhiều ở các vận động viên hay những người phải thường xuyên phải lao động nặng, mà cũng xuất hiện khá phổ biến ở nhóm nhân viên văn phòng, người dùng máy tính nhiều hay một số nghề nghiệp đặc biệt phải đi giày cao gót nhiều trong thời giàn dài như người mẫu,…
Nhận biết bệnh viêm gân cổ tay, đầu gối:
Triệu chứng thường gặp khi bị viêm gân là những cơn đau âm ỉ và dai dẳng ngày đêm tại vùng gân bị tổn thương. Mỗi khi cử động thì cơn đau tăng mạnh và có dấu hiệu sưng đỏ, sưng nề, ấn vào đau nhói và khó cử động co cơ vì quá đau.
Những vị trí thường bị viêm gân nhất là gân cổ tay, gân khớp gối và gân ở gót chân. Ở mỗi vị trí viêm gân cụ thể sẽ có các triệu chứng như sau:
1. Viêm gân cổ tay
* Hội chứng đường hầm cổ tay:
Hội chứng đường hầm cổ tay là tình trạng các bao gân nằm trong ống cổ tay bị viêm khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép làm tay tê đau và suy yếu, đặc biệt là ngón tay cái.
Các triệu chứng của hội chứng đường hầm cổ tay bao gồm:
– Dây thần kinh giữa bị chèn ép gây rối loạn cảm giác, tê và đau buốt các ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và gan bàn tay. Cơn đau tăng khi duỗi cổ tay và khi đêm xuống hoặc khi trời chuyển lạnh.
– Cổ tay bị viêm sưng nhẹ so với bên còn lại.
– Khi bác sĩ thực hiện một số thăm khám có thể thấy các ngón tay bị giảm lực, trường hợp viêm nghiêm trọng có thể dẫn đến teo cơ ngón cái…
2. Viêm gân đầu gối
Gân đầu gối hay còn gọi là gân bánh chè, nằm ở khớp gối nối giữa xương bánh chè và xương ống quyển. Khi người bệnh thực hiện các hoạt động quá mức như chạy nhảy liên tục có thể dẫn tới viêm gân bánh chè gây đau và hạn chế vận động.
Các triệu chứng của viêm gân bánh chè:
– Đau âm ỉ ở gân bánh chè và tăng mạnh khi chạy, nhảy, leo cầu thang, leo dốc, ngồi xổm…
– Cơn đau thường dai dẳng, sau đó tăng mạnh rồi giảm dần nhưng sau đó lại đau tăng lên.
– Cơn đau thường kéo dài liên tục vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi.
– Nếu tình trạng viêm gân bánh chè kéo dài có thể trở thành mạn tính và gây ra các biến chứng như: cơ bắp chân bị suy yếu, đau đầu gối dai dẳng và nhiều trường hợp còn bị đứt gân bánh chè, đứt gân cơ tứ đầu làm mất khả năng vận động cơ chân.
Comments
Post a Comment