Skip to main content

Hậu quả của bệnh thoái hóa khớp là gì?

Bệnh thoái hóa khớp hiện đang là mối nguy hại to lớn của gia đình và xã hội khi chiếm 30% số người trên 35 tuổi, 60% số người trên 65 tuổi và những người trên 80 tuổi có tới 85% số người mắc bệnh này. Cùng xem những hậu quả do thoái hóa khớp gây ra.


Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, tuổi càng cao nguy cơ thoái hóa khớp càng lớn. Thoái hóa khớp là do mất cân bằng giữa tổng hợp và thoái hóa sụn khớp, khô khớp do không còn dịch bôi trơn.

Những hậu quả nặng nề do thoái hóa khớp gây ra là gì?


Khi bị thoái hóa khớp ở giai đoạn đầu, người bệnh đau nhiều vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, có khi đau không đứng lên được, phải chờ khoảng hơn 30 phút các khớp mới vận động được. Thường bị đau phần tiếp nối các xương, càng vận động lại càng đau, cơn đau có tính đối xứng.

Người bệnh thường xuyên chịu đựng các cơn đau âm ỉ sau khi làm việc nặng, mang vác quá sức, căng thẳng thần kinh, thay đổi thời tiết,….Những khớp chịu lực thường rất đau đớn (khớp gối, cổ chân, thắt lưng, khớp cổ,…). Nếu bị tràn dịch khớp sẽ khiến người bệnh đau không đứng lên được.

Một trong các hậu quả nặng nề do thoái hóa khớp gây ra là làm cứng khớp. Nếu người bệnh có nhiều khớp bị thoái hóa thì cứng khớp càng rõ rệt, xuất hiện những tiếng lạo xạo khi co duỗi khớp. Bị thoái khóa khớp sẽ hạn chế sự vận động của người bệnh, có khi xuất hiện các phản xạ co cứng kèm theo, bệnh nhân không làm được các động tác quay cổ, cúi đầu,….

Những hậu quả nặng nề do thoái hóa khớp gây ra không thể không kể đến biến dạng khớp, chủ yếu là do hiện tượng mọc thêm xương, phù nề quanh khớp, lệch trục khớp, thoát vị hoạt dịch. Khi bị biến dạng khớp sẽ làm hạn chế vận động, co cứng quanh cột sống.

Cột sống thắt lưng bị thoái hóa sẽ chèn ép rễ thần kinh, gây ra đau thần kinh tọa, đâu dọc thần kinh làm tê bì tay chân, thậm chí là bị gù lưng, vẹo lưng, nguy hiểm hơn sẽ gây tàn tật vĩnh viễn.

Phải làm gì khi bị bệnh thoái hóa khớp?


Giải pháp tốt nhất hiện nay cho người bị thoái hóa khớp là phục hồi lại sụn khớp đã hao mòn và dịch bôi trơn đã cạn. Muốn chữa khỏi bệnh này, người bệnh cần bổ sung các chất cần thiết để tái tạo mô sụn khớp, làm chậm quá trình viêm khớp và ngăn chặn tình trạng hư hỏng khớp.



Để tránh các hậu quả nặng nề do thoái hóa khớp gây ra, người bệnh cần đi khám bệnh ngay khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường (đau khớp, cứng khớp, di chuyển khó khăn, đau nhiều vào buổi sáng,…). Đồng thời, mỗi người đều phải có thái độ sống tích cực hơn, thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh mang vác vật nặng quá sức, không chơi các môn thể thao quá sức, giữ tâm trạng thoải mái và ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi, vitamin E, D.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Comments

Popular posts from this blog

Đau mu bàn chân

Khi xác định bị đau mu bàn chân thì dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức thì dù lúc này chườm lạnh làm bạn hơi khó chịu. Nhưng nếu chúng ta chườm nóng sẽ làm khớp sưng to hơn và rất lâu mới xẹp.  Bạn bị đau nhức bó cơ mu bàn chân, cảm nhận được cơn đau từ các gân và thớ cơ mu bàn chân thì có thể bạn bị bong gân hoặc một số chấn thương tác động gây đau cơ gân mu bàn chân. Chườm lạnh bằng cách dùng nước đá đập thành cục nhỏ, cho vào túi nylon, đặt túi nước đá này lên vùng bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp khăn mỏng. Mục tiêu là tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh. (Xem hướng dẫn chữa bong gân tại đây: Cách xử lý nhanh khi bị bong gân) Lưu ý: Tuyệt đối không xoa bóp bất kỳ thứ gì dù là mật gấu chính danh. Các phương pháp dân gian như chườm lá, bóp muối… là nên tránh. Băng ép bằng cách dùng băng thun băng nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá. Một số chấn thương có thể khiến xương bàn chân bị rạn, gãy xương gâ...

Viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính

Đối tượng thường bị viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính là ở tuổi 20 – 50 và chủ yếu là ở nam giới. Do vi khuẩn gram âm Campylobacter jejuni, bệnh thường xuất hiện sau 1 – 3 tuần của giai đoạn nhiễm trùng. Ngoài ra còn có 1 số tác nhân khác gây bệnh như: virus herpes, cytomegalovirus, sởi, hồng ban, quai bị, thủy đậu, hoặc do sau tiêm chủng, phẫu thuật. Theo sinh bệnh học: viêm đã rễ và dây thần kinh mắc phải do tự miễn. Trong huyết thanh của bệnh nhân trước đó nhiễm vi khuẩn Campylobacter jejuni. IgG, IgM ở dây thần kinh bị viêm dưới kính hiển vi điện tử, bổ thể C3,C4 trong huyết thanh giảm có chứa kháng thể GM1 (monosialogonglia side), GD1a, GD1b, Gal Nac-GD1a. Các tế bào IL -37, IL -17 A, IFN gamma, TNF alpha trong huyết thanh, trong dịch não tủy tăng IL-37, IL-17A tiền viêm được giải phóng có chứa nhiều cytokine. Những bệnh nhân có bệnh lý viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính thường là các tổn thương thoái hoá bao myelin, phân hoá bao Schawann, nút Ranvier, các sợi trục và tổn ...

Bệnh lý viêm gân cơ vai

Gân và cơ là những phần mềm xung quanh khớp vai. Khi những bộ phận này bị tổn thương sẽ gây nên tình trạng viêm gân cơ vai. Người bệnh có cảm giác đau phần mềm ở vai và đau nhiều hơn khi vận động và xoay vai. Vậy thì viêm gân cơ vai là gì và có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của chúng ta? Viêm gân cơ vai là gì? Là tình trạng đau, tổn thương dẫn tới viêm phần mềm (gân, cơ) ở xung quanh khớp vai làm hạn chế vận động trong khi khớp và sụn vai vẫn hoàn toàn lành lặn. Nguyên nhân gây viêm gân cơ vai: Các yếu tố gây tổn thương gân, cơ là nguyên nhân của bệnh. – Viêm cơ, viêm gân do tuổi tác (thoái hóa, lão hóa, vôi hóa ở người lớn tuổi). – Chấn thương phần mềm vùng vai do va đập, do vận động quá sức, vận động sai tư thế như: đứt gân, đau cơ… – Do các tình trạng bệnh lý khác như thần kinh, tim mạch… – Do thời tiết quá ẩm, quá lạnh. Các thể trạng của bệnh: – Đau vai đơn thuần: đau sau khi vận động, đau cơ học nhẹ âm ỉ. – Đau vai cấp: đau vai theo cơn đột ngột và d...